-
Chương trình đối thoại chính sách pháp luật TMĐT Việt Nam – Nhật Bản lần thứ 7 tại Thành phố Hồ Chí Minh13/11/2015Ngày 11 và 12 tháng 11 năm 2015, Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin (TMĐT và CNTT) – Bộ Công Thương Việt Nam đã phối hợp với Cục Chính sách Thương mại và Thông tin – Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) tổ chức Chương trình đối thoại chính sách pháp luật TMĐT Việt Nam – Nhật Bản lần thứ 7 tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN – Nhật Bản vào tháng 8/2008, đại diện hai nước đã trao đổi và nhận thấy cần phải có một hoạt động song phương giữa hai nước để trao đổi thông tin về thương mại điện tử (TMĐT). Do vậy, từ năm 2009, Chương trình đối thoại chính sách pháp luật TMĐT Việt Nam – Nhật Bản được tổ chức luân phiên tại hai nước, mỗi năm một lần. Chương trình đối thoại gồm hai hoạt động: Cuộc họp chuyên gia pháp lý TMĐT và Hội thảo quốc tế TMĐT dành cho doanh nghiệp hai nước. Trưởng đoàn Việt Nam có ông Trần Hữu Linh – Cục trưởng Cục TMĐT và CNTT, Bộ Công Thương Việt Nam, phía Nhật Bản có ông Shinji Kakuno – Cục trưởng Cục Chính sách Thương mại và Thông tin, METI.
Tại cuộc họp chuyên gia pháp lý ngày 11 tháng 11 năm 2015, đại biểu hai nước đã chia sẻ thông tin về kinh nghiệm quản lý nhà nước để giải quyết những vấn đề trong TMĐT. Trong năm 2015, Việt Nam sẽ ban hành Kế hoạch tổng thể Phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2016 – 2020 và Thông tư quy định về Quản lý hoạt động TMĐT trên nền tảng di động. Về phía Nhật Bản, hiện đang có kế hoạch sửa đổi một số luật quan trọng liên quan đến TMĐT như Luật Dân sự, Luật Hợp đồng cho người tiêu dùng và Luật Thương mại đặc thù. Đồng thời, những vấn đề về TMĐT xuyên biên giới cũng được nêu ra trong buổi họp. Các chuyên gia hai nước đã dành thời gian để phân tích về sự sẵn sàng cho TMĐT xuyên biên giới của Việt Nam cũng như những rào cản cho TMĐT xuyên biên giới trong khu vực APEC.
Họp chuyên gia pháp lý TMĐT giữa Việt Nam và Nhật Bản
Hội thảo quốc tế về TMĐT dành cho doanh nghiệp hai nước được tổ chức ngày 12 tháng 11 năm 2015 với sự tham gia của các chuyên gia pháp luật TMĐT đến từ Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản, Bộ Công Thương Việt Nam cùng đại diện các tập đoàn TMĐT hàng đầu hai nước. Nội dung hội thảo được chia thành hai phần chính: Xu hướng và cơ hội cho TMĐT xuyên biên giới và Cơ chế Giải quyết tranh chấp trực tuyến trong TMĐT. Trong phiên thảo luận thứ nhất, đại diện cơ quan quản lý và doanh nghiệp hai nước đã thống nhất về triển vọng phát triển của TMĐT xuyên biên giới trong tương lai, đồng thời chỉ ra những trở ngại về thanh toán, logistic và trao đổi kinh nghiệm giải quyết những vấn đề này. Ông Tsuneo Matsumoto – Chủ tịch Trung tâm Bảo vệ người tiêu dùng quốc gia Nhật Bản đã chủ trì phiên thảo luận thứ hai cùng với các đại biểu khác đến từ hai nước về vấn đề giải quyết tranh chấp trực tuyến cho người tiêu dùng. Việt Nam và Nhật Bản hiện nay đã ký thỏa thuận hợp tác trong việc giải quyết tranh chấp xuyên biên giới đối với các giao dịch trực tuyến, với đại diện của phía Việt Nam là Trung tâm phát triển thương mại điện tử (EcomViet).
Ông Trần Hữu Linh - Cục trưởng Cục TMĐT và CNTT (Thứ hai từ bên trái sang)
Với sự tham gia của gần 30 đại biểu đến từ các doanh nghiệp Nhật Bản, và các doanh nghiệp Việt Nam, Hội thảo là cơ hội để các doanh nghiệp thiết lập các quan hệ đối tác và thăm dò tiềm năng phát triển TMĐT ở thị trường mới.
Toàn cảnh hội thảo ngày 12.11.2015Chương trình đối thoại chính sách Việt Nam – Nhật Bản được đại diện hai nước đánh giá là vô cùng cần thiết và mang lại nhiều lợi ích cho cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp hai bên. Đặc biệt, trong bối cảnh Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã được hoàn tất quá trình đàm phán, thì sự hợp tác giữa hai nước càng cần phải được thắt chặt và phát triển trong tương lai. Hai bên đã thống nhất sẽ hợp tác chặt chẽ hơn nữa nhằm thúc đẩy TMĐT giữa hai quốc gia./.
Nguồn: Vecita
-
Xử phạt sàn thương mại điện tử nếu không cung cấp thông tin đúng quy định cho cơ quan thuế15/02/2023Hiện có 258 sàn thương mại điện tử cung cấp thông tin tổ chức/cá nhân cho cơ quan thuế thông qua Cổng thông tin thương mại điện tử. Ngành thuế yêu cầu các chủ sàn tuân thủ công cấp thông tin; ngược lại, sẽ bị xử phạt theo Nghị định số 125/2020/NĐ-CP...
-
Quy mô kinh tế số Việt Nam dự báo đạt 50 tỷ USD vào năm 205011/02/2023Quy mô kinh tế số Việt Nam có thể đạt 50 tỷ USD vào năm 2050, trong đó thương mại điện tử sẽ là lĩnh vực đóng góp quan trọng nhất.
-
Chính phủ ban hành Nghị định quy định Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức mới của Bộ Công Thương05/12/2022Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh vừa ký Nghị định 96/2022/NĐ-CP ngày 29/11/2022 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương.
-
Cuộc thi Kinh doanh số “thực chiến” đầu tiên của sinh viên!09/11/2022Ngày đầu tiên của tháng 11 năm 2022, ngày bắt đầu Cuộc thi Sinh viên Tài năng Kinh doanh số, đánh dấu bước ngoặt của hoạt động đào tạo chính quy tại các trường đại học về thương mại điện tử và kinh doanh số ở nước ta.
-
Việt Nam sẽ là nền kinh tế kỹ thuật số tăng trưởng mạnh nhất ASEAN28/10/2022Google, Temasek và Bain & Company công bố báo cáo mới nhất cho thấy Việt Nam sẽ là nền kinh tế kỹ thuật số tăng trưởng mạnh nhất trong giai đoạn 2022-2025.