-
Sẽ phạt nặng website bán hàng không đăng ký17/02/2013Trước tình trạng “nở rộ” các sàn giao dịch thương mại điện tử, trong đó có không ít trang web lừa đảo, các cơ quan chức năng đang tìm cách siết lại việc quản lý. Cụ thể, tới đây tất cả trang web bán hàng, cung cấp dịch vụ thương mại nếu không đăng ký sẽ bị phạt nặng.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, Cục trưởng Cục TMĐT và CNTT (Bộ Công thương) Trần Hữu Linh cho biết:
-Theo nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có hiệu lực từ ngày 1-1-2014, sắp tới tất cả website bán hàng, website thương mại điện tử không đăng ký, thông báo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền sẽ bị xử phạt từ 10-20 triệu đồng. Phạt tiền từ 20-30 triệu đồng khi thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử mà chưa được xác nhận đăng ký theo quy định. Ngoài ra còn có thể đình chỉ hoạt động từ sáu tháng đến một năm, buộc thu hồi tên miền “vn” đối với những vi phạm tại các điều này.
Riêng đối với các hành vi lừa đảo khách hàng trên website thương mại điện tử sẽ bị xử phạt từ 40-50 triệu đồng, buộc tịch thu tang vật và đình chỉ hoạt động thương mại điện tử từ sáu tháng đến một năm. Chưa kể website vi phạm phải cải chính thông tin sai sự thật, bị thu hồi tên miền và nộp lại số tiền thu được bất hợp pháp từ các hành vi lừa đảo đó.
Kể từ khi nghị định 185 có hiệu lực vào ngày 1-1-2014 đến nay, sau hơn một tháng đã có rất nhiều thương nhân, tổ chức, cá nhân kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử đăng ký, thông báo với Bộ Công thương. Đến giữa tháng 2-2014 đã có 2.153 website thương mại điện tử bán hàng và 446 website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử tiến hành các thủ tục thông báo, đăng ký với Bộ Công thương.
* Gần đây chúng tôi có tiếp nhận khá nhiều trường hợp người tiêu dùng bị lừa đảo qua các website bán hàng. Cụ thể, người tiêu dùng trả tiền cho món hàng chất lượng nhưng nhận về hàng giả, hàng kém chất lượng. Khi rơi vào trường hợp này họ phải kêu ai?
- Theo quy định, danh sách các website bị phản ảnh hoặc vi phạm sẽ được công bố trên cổng thông tin quản lý hoạt động thương mại điện tử tại địa chỉ www.online.gov.vn. Do vậy, khi phát hiện các hành vi vi phạm như lập website thương mại điện tử không theo quy định của pháp luật; vi phạm về giao kết hợp đồng; lừa đảo trong thanh toán; kinh doanh hàng giả, hàng cấm, hàng kém chất lượng và một số hành vi lừa đảo khác liên quan đến thông tin cung cấp trên website, người dân có thể gửi thông tin phản ảnh cho chúng tôi tại địa chỉ trên. Việc cung cấp các thông tin này sẽ giúp cơ quan quản lý nhà nước có cơ sở để tiến hành kiểm tra, từ đó góp phần tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh trong lĩnh vực này.
Bên cạnh đó, bản thân người tiêu dùng cũng cần cẩn trọng khi tham gia mua sắm trực tuyến, nên tìm hiểu kỹ các thông tin về website cung cấp dịch vụ, tìm hiểu về sản phẩm, giá cả, chất lượng trước khi đặt lệnh giao dịch. Trước khi tham gia mua hàng trên các trang mạng nên đối chiếu các trang này có đăng ký với cơ quan nhà nước hay không. Vì cũng như hoạt động mua bán ngoài đời thường, nếu người dân cứ ham rẻ không vào các khu chợ có đăng ký hoạt động mua bán mà mua ở “chợ trời”, tức các website trôi nổi, thì rất khó được bảo vệ quyền lợi khi xảy ra tranh chấp.
* Hiện nay ngoài các trang thương mại điện tử thì các hình thức buôn bán hàng thông qua Internet như Facebook, các trang mạng cá nhân... cũng đang hoạt động nở rộ. Việc này sẽ được quản lý như thế nào để đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng?
- Trong năm 2014, Bộ Công thương sẽ tiếp tục ban hành các văn bản quy phạm pháp luật chi tiết để điều chỉnh các hành vi thương mại điện tử đang diễn ra thông qua các hình thức mới. Đồng thời Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan thực hiện công tác tuyên truyền, định hướng phổ biến cho người dân biết và giao dịch trên những website thương mại điện tử đảm bảo; tránh những mô hình kinh doanh vi phạm pháp luật.
Kiểm soát chất lượng hàng hóa mua bán online
Ông Phan Hoàn Kiếm - chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường TP.HCM - cho biết từ khi văn bản quản lý thương mại điện tử có hiệu lực từ ngày 1-1-2014, đơn vị đã phối hợp với Cục TMĐT và CNTT để nắm danh sách các công ty đăng ký, hoạt động hợp pháp. Qua đó rà soát để kiểm tra nguồn gốc, chất lượng hàng hóa có đúng như doanh nghiệp công bố trên trang thông tin hay không. Hiện nay, các đối tượng sử dụng trang mạng để rao bán sản phẩm rất phổ biến, tuy nhiên phần lớn là những cá nhân hoặc tổ chức không đăng ký kinh doanh cũng như hoạt động thương mại điện tử để thực hiện hành vi lừa đảo. Trong đó, phổ biến là các mặt hàng điện tử, thậm chí có cả hàng cấm. Theo thống kê của Chi cục Quản lý thị trường TP.HCM, trong năm 2013 đơn vị kiểm tra và tịch thu hàng ngàn sản phẩm điện thoại di động cùng các linh kiện điện thoại nhập lậu, không rõ nguồn gốc được rao bán trên mạng./.
Nguồn: Theo báo Tuổi trẻ
-
Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn làm việc với Bộ Công Thương20/09/2024Ngày 17 tháng 9, tại trụ sở Bộ Công Thương, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có buổi làm việc với Bộ Công Thương về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao trong 8 tháng năm 2024, những khó khăn vướng mắc và giải pháp thúc đẩy trong thời gian tới.
-
Xin Chào Hà Nội: Tăng trưởng kinh doanh toàn cầu với Thương mại điện tử và Giải pháp số30/08/2024“Xin Chào Hà Nội: Tăng trưởng kinh doanh toàn cầu với Thương mại điện tử và Giải pháp số” là chương trình được thiết kế trong một ngày, nhằm hỗ trợ Doanh nghiệp tận dụng thế mạnh của thương mại điện tử xuyên biên giới và các giải pháp kỹ thuật số để phát triển kinh doanh một cách bền vững.
-
Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt, thực hiện hiệu quả chuyển đổi số và Đề án 0611/07/2024Ngày mùng 10 tháng 7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số chủ trì Phiên họp lần thứ 9 của Ủy ban và Tổ công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ, Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2024 về chuyển đổi số quốc gia và Đề án 06 của Chính phủ. Cùng dự có Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang - Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban. Phiên họp và Hội nghị được truyền trực tuyến tới các bộ, ngành, 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
-
Chỉ còn 12% người tiêu dùng xem thanh toán không tiền mặt là trở ngại nhỏ17/06/2024Chỉ còn 12% người tiêu dùng xem thanh toán không tiền mặt là trở ngại nhỏ, chứng tỏ hạ tầng thanh toán không tiền mặt luôn sẵn sàng, thuận tiện với người dùng.
-
Tập trung thực hiện 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp để đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển thương mại điện tử11/06/2024Kết luận Hội nghị sáng 10 tháng 6, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các cấp, các ngành, nhất là bộ trưởng, trưởng ngành, thủ trưởng các cơ quan, chủ tịch UBND các địa phương tập trung thực hiện 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp để đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển thương mại điện tử, mang lại lợi ích cụ thể, thiết thực cho người dân và doanh nghiệp.