-
Thương mại điện tử trong năm 2022 sẽ có thêm nhiều bứt phá16/02/2022Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số tiếp tục mở rộng chương trình gian hàng Việt trực tuyến quốc gia cũng như tổ chức các hoạt động tập huấn về thương mại điện tử cho các doanh nghiệp trên cả nước.
Theo dự báo từ các chuyên gia, trong năm 2022 thương mại điện tử sẽ tiếp tục phát triển mạnh và tạo xung lực mới cho tăng trưởng của nền kinh tế.
Đặc biệt, đây cũng là cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam xây dựng những chiến lược kinh doanh mới, tiếp cận các kênh phân phối hiện đại nhằm mở rộng thị trường và phục hồi sau đại dịch.
Để tạo đà cho thương mại điện tử phát triển, ông Đặng Hoàng Hải, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cho biết tới đây, Cục tiếp tục mở rộng chương trình gian hàng Việt trực tuyến quốc gia cũng như tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn về thương mại điện tử cho các doanh nghiệp trên phạm vi cả nước.
Cùng với đó, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số còn tập trung hoàn thiện hệ thống thanh toán điện tử và nâng cao chất lượng hoạt động vận tải, giao nhận hàng hóa, tạo dựng lòng tin đối với người tiêu dùng và bức tranh toàn cảnh cho thương mại điện tử Việt Nam trong giai đoạn 2022-2025 sẽ có nhiều bứt phá.
[Sàn thương mại điện tử sôi động phục vụ Tết Nhâm Dần 2022]
Đánh giá lại thị trường thương mại điện tử thời gian qua, ông Đặng Hoàng Hải chia sẻ, hai năm trở lại đây, người tiêu dùng đã dần quen và trở nên ưa chuộng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt.
Điều này thể hiện qua số lượng đơn hàng thanh toán qua ví điện tử tăng gấp 10 lần. Đáng lưu ý, đến thời điểm này đã có một nửa dân số của Việt Nam mua sắm qua thương mại điện tử.
Theo đại diện Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM), dịch COVID-19 tác động tiêu cực đến nền kinh tế nhưng lại là chất xúc tác rút ngắn khoảng cách giữa người và người mua.
Đặc biệt, trong việc phát triển ứng dụng cho thương mại điện tử đến năm 2025 thì khoảng cách này đã rút ngắn từ 1-2 năm so với kế hoạch.
Ngoài ra, những ngày cận Tết Nguyên đán vừa qua, các sàn thương mại điện tử lớn đã ghi nhận sức mua của người dân tăng từ 40-100%. Cụ thể, doanh thu trên sàn Tiki trong 4 tuần trước Tết tăng hơn 40% so với cùng kỳ năm 2021, đặc biệt tập trung vào các ngành hàng điện tử và gia dụng; Lazada nhu cầu mua sắm trên thương mại điện tử tại Việt Nam tiếp tục tăng cao trong những ngày cận Tết Nguyên đán.
Shopee cũng ghi nhận số lượng người mua và lượng đơn hàng tăng gần 100% trong dịp cao điểm bao gồm các ngành hàng thời trang, hàng tiêu dùng nhanh, điện tử....
Tuy nhiên, theo khuyến nghị của các chuyên gia, tới đây doanh nghiệp cần đẩy mạnh bán hàng đa kênh, nhất là với các sàn thương mại điện tử thay vì chỉ có một website hoặc chỉ có một fanpage Facebook như hiện nay.
Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng chỉ ra các xu hướng như việc người tiêu dùng đang cần doanh nghiệp thương mại điện tử trợ giúp tìm sản phẩm họ cần, tinh gọn chuỗi cung ứng để rút ngắn thời gian giao hàng, chất lượng sản phẩm chuẩn.
Hơn nữa là sức hút mạnh mẽ từ các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt phản ánh qua mức tăng sử dụng ví điện tử lên đến 82% và tăng chuyển khoản ngân hàng lên tới 18%.
Mặt khác, các chuyên gia trong lĩnh vực thương mại điện tử cũng mong muốn các chính sách cần mang tính khuyến khích thương mại điện tử phát triển.
Đặc biệt, hạn chế tối đa các văn bản dưới luật thiếu tính nhất quán, các quy định chồng chéo được ban hành bởi nhiều bộ, ngành khác nhau, gây khó khăn cho doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại điện tử phát triển.
Nguồn: Tổng hợp
-
Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh chia sẻ dữ liệu phục vụ phát triển thương mại điện tử, chống thất thu thuế31/05/2023Chính phủ yêu cầu các bộ hữu quan phát triển thương mại điện tử đi cùng với chống thất thu thuế và bảo đảm an ninh tiền tệ. Đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ phát triển thương mại điện tử, chống thất thu thuế, bảo đảm an ninh tiền tệ là yêu cầu được đặt ra trong Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 30/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ.
-
Việt Nam – New Zealand thúc đẩy hợp tác về kinh tế số29/05/2023Mặc dù là thị trường có quy mô nhỏ nhưng New Zealand là thị trường thương mại điện tử phát triển khá sôi động, đứng thứ 48 trên thế giới. Doanh thu thương mại điện tử New Zealand được dự báo đạt 6,3 tỷ USD vào năm 2023 với tốc độ tăng trưởng đạt 12,58% trong giai đoạn từ 2023-2027, dự kiến đạt doanh thu 10,12 tỷ USD vào năm 2027. Số lượng người mua hàng trực tuyến được dự báo đạt 3,26 triệu người dùng vào năm 2027.
-
Thúc đẩy hợp tác kinh tế số giữa Việt Nam và Úc07/04/2023Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Úc đang có những bước phát triển mạnh mẽ. Thống kê của Bộ Công Thương cho thấy, kim ngạch song phương năm 2022 đạt 15,7 tỷ USD đã đưa Úc trở thành đối tác thương mại lớn 7 của Việt Nam. Trong 02 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Úc đạt 2 tỷ USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Úc đạt 769,4 triệu USD, kim ngạch nhập khẩu của cViệt Nam từ Úc đạt 1,2 tỷ USD, đây là kết quả có được từ sự nỗ lực của hai Bên.
-
Chinh phục thị trường thương mại điện tử Trung Quốc: Chậm nhưng chắc04/04/2023Với lợi thế khoảng cách địa lý, Việt Nam có nhiều điều kiện để chinh phục thị trường tỷ dân của Trung Quốc, đặc biệt trong giai đoạn thương mại điện tử (TMĐT) bùng nổ hiện nay. Tuy nhiên, do đây không còn là thị trường dễ tính nên doanh nghiệp (DN) Việt sẽ phải đầu tư nhiều hơn để chiếm lĩnh thị trường này.
-
Thanh niên Quản lý thị trường sôi nổi tìm hiểu pháp luật về thương mại điện tử03/04/2023Nhằm triển khai công tác đoàn và phong trào thanh niên gắn với nhiệm vụ chính trị, chuyên môn của lực lượng Quản lý thị trường (QLTT); nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 92 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, chiều ngày 31/3/2023, Đoàn Thanh niên Cơ quan Tổng cục phối hợp với các đơn vị chủ trì tổ chức Diễn đàn “Thanh niên QLTT với Pháp luật về thương mại điện tử”.