-
Chỉ còn 12% người tiêu dùng xem thanh toán không tiền mặt là trở ngại nhỏ17/06/2024Chỉ còn 12% người tiêu dùng xem thanh toán không tiền mặt là trở ngại nhỏ, chứng tỏ hạ tầng thanh toán không tiền mặt luôn sẵn sàng, thuận tiện với người dùng.
Đây là chia sẻ của bà Phan Thị Thắng – Thứ trưởng Bộ Công Thương tại sự kiện khai mạc Lễ hội không tiền mặt năm 2024 diễn ra chiều 14/6 tại TP. Hồ Chí Minh. Sự kiện với sự tham dự của Phó Thủ tướng Lê Thành Long.
Phó Thủ tướng Lê Thành Long cùng các đại biểu thực hiện nghi thức khai mạc Lễ hội Không tiền mặt 2024 Bà Phan Thị Thắng - Thứ trưởng Bộ Công Thương – cho biết, thanh toán không dùng tiền mặt giúp nâng cao hiệu quả thanh toán trong nền kinh tế, thúc đẩy không tiền mặt, an toàn; lưu thông hàng hóa không tiền mặt, nâng cao quản lý nhà nước trong hoạt động thuế…
Trong lĩnh vực quản lý ngành Công Thương còn dư địa, thương mại điện tử và dịch vụ công, chiếm 20 - 25% trong 10 năm qua, đạt 20,5 tỷ USD năm 2023. Vì thế, Bộ Công Thương có nhiều giải pháp thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trong lĩnh vực thương mại điện tử, dịch vụ công trực tuyến; ban hành khung pháp lý, tuyên truyền người dân khuyến khích thanh toán không tiền mặt qua sự kiện Tuần lễ không tiền mặt, Ngày mua sắm quốc gia; khuyến khích doanh nghiệp xây dựng hạ tầng trong thanh toán không tiền mặt.
Cũng theo bà Phan Thị Thắng, chỉ còn 12% người tiêu dùng xem thanh toán không tiền mặt là trở ngại nhỏ, chứng tỏ hạ tầng thanh toán không tiền mặt hiện nay luôn sẵn sàng và thuận tiện với người tiêu dùng.
Thương mại điện tử chỉ chiếm 8% tổng mức bán lẻ hàng hóa và tiêu dùng cả nước, chỉ số này còn thấp so với trung bình của thế giới là 19,4%. Và thanh toán không tiền mặt chỉ chiếm 50% trong thương mại điện tử. Nên tiềm năng thương mại điện tử và thanh toán không tiền mặt thương mại điện tử là rất lớn.
Bộ Công Thương sẽ tạo điều kiện thúc đẩy và để người dân tin tưởng mua sắm không tiền mặt, bảo vệ tuyệt đối người tiêu dùng. Bởi thanh toán không tiền mặt vừa là xu thế tất yếu, vừa là động lực nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.
Lễ hội không tiền mặt năm 2024 diễn ra tại Phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1, TP. Hồ Chí Minh), là sự kiện mô phỏng một xã hội không dùng tiền mặt thu nhỏ, giúp người dân trải nghiệm các công nghệ thanh toán, dịch vụ, mua bán không tiền mặt. Lễ hội đặc biệt chú trọng việc hướng dẫn giao dịch, thanh toán không tiền mặt an toàn và khu vực bán hàng không tiền mặt dành cho các gian hàng ẩm thực.
Ngay sau nghi thức khai mạc, Phó Thủ tướng Lê Thành Long cùng các đại biểu đã tham quan không gian của các tổ chức tài chính, trực tiếp trải nghiệm những công nghệ thanh toán hiện đại mà các đơn vị này mang đến lễ hội.
Lễ hội không tiền mặt năm 2024 là một sự kiện của Chương trình "Ngày không tiền mặt" có chủ đề "Thúc đẩy phát triển giao dịch không tiền mặt an toàn". Chương trình diễn ra từ ngày 14 đến 16/6, với sự tham gia của các ngân hàng thương mại; doanh nghiệp thương mại điện tử; các doanh nghiệp trung gian thanh toán; các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm thời trang, thực phẩm, hàng tiêu dùng, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thiết yếu (điện, nước, y tế,…), người dân.
Không gian của Lễ hội không tiền mặt diễn ra trên đoạn đường có tổng chiều dài gần 200 m, kéo dài từ ngã tư đường Nguyễn Huệ với đường Lê Lợi đến quảng trường sát đường Mạc Thị Bưởi.
Trong lễ khai mạc, đại diện Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh công bố Chương trình Khuyến mại tập trung - Mùa mua sắm "Shopping Season" năm 2024.
Năm nay, chương trình khuyến mại tập trung - Mùa mua sắm thành phố năm 2024 sẽ chia làm 2 đợt: Đợt 1 diễn ra từ ngày 15/6 đến ngày 15/9 và đợt 2 diễn ra từ ngày 15/11 đến ngày 31/12. Trong cả 2 đợt này, thương nhân tham gia được phép áp dụng giảm giá tối đa lên đến 100%.
Ở phần khu trưng bày các sản phẩm, dịch vụ, ban tổ chức sẽ tạo ra một lễ hội mô phỏng một xã hội không dùng tiền mặt thu nhỏ, giúp người dân trải nghiệm các công nghệ thanh toán, dịch vụ, mua bán không tiền mặt, đặc biệt chú trọng việc hướng dẫn giao dịch, thanh toán không tiền mặt an toàn và Khu vực bán hàng không tiền mặt dành cho, các gian hàng ẩm thực.
Dự kiến 84 gian hàng trưng bày, triển lãm các sản phẩm, dịch vụ, trong đó có gian hàng trung bày, gian hàng khu vực bán hàng không tiền mặt.
Trước đó, tại Hội trường Thống nhất, TP. Hồ Chí Minh, Phó Thủ tướng Lê Thành Long đã dự Hội thảo "Nâng cao bảo mật, an toàn giao dịch không tiền mặt".
Nguồn: Tổng hợp
-
Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn làm việc với Bộ Công Thương20/09/2024Ngày 17 tháng 9, tại trụ sở Bộ Công Thương, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có buổi làm việc với Bộ Công Thương về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao trong 8 tháng năm 2024, những khó khăn vướng mắc và giải pháp thúc đẩy trong thời gian tới.
-
Xin Chào Hà Nội: Tăng trưởng kinh doanh toàn cầu với Thương mại điện tử và Giải pháp số30/08/2024“Xin Chào Hà Nội: Tăng trưởng kinh doanh toàn cầu với Thương mại điện tử và Giải pháp số” là chương trình được thiết kế trong một ngày, nhằm hỗ trợ Doanh nghiệp tận dụng thế mạnh của thương mại điện tử xuyên biên giới và các giải pháp kỹ thuật số để phát triển kinh doanh một cách bền vững.
-
Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt, thực hiện hiệu quả chuyển đổi số và Đề án 0611/07/2024Ngày mùng 10 tháng 7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số chủ trì Phiên họp lần thứ 9 của Ủy ban và Tổ công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ, Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2024 về chuyển đổi số quốc gia và Đề án 06 của Chính phủ. Cùng dự có Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang - Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban. Phiên họp và Hội nghị được truyền trực tuyến tới các bộ, ngành, 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
-
Chỉ còn 12% người tiêu dùng xem thanh toán không tiền mặt là trở ngại nhỏ17/06/2024Chỉ còn 12% người tiêu dùng xem thanh toán không tiền mặt là trở ngại nhỏ, chứng tỏ hạ tầng thanh toán không tiền mặt luôn sẵn sàng, thuận tiện với người dùng.
-
Tập trung thực hiện 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp để đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển thương mại điện tử11/06/2024Kết luận Hội nghị sáng 10 tháng 6, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các cấp, các ngành, nhất là bộ trưởng, trưởng ngành, thủ trưởng các cơ quan, chủ tịch UBND các địa phương tập trung thực hiện 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp để đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển thương mại điện tử, mang lại lợi ích cụ thể, thiết thực cho người dân và doanh nghiệp.