-
Thương mại điện tử: công cụ hữu hiệu nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp23/07/2013Trong tình hình kinh tế suy thoái và đang gặp nhiều khó khăn như hiện nay, doanh nghiệp muốn tồn tại, phát triển thì buộc phải tìm được thị trường cho sản phẩm, giảm thiểu chi phí thì mới có thể duy trì được hoạt động sản xuất kinh doanh.
Năm 2012, trong 114,6 tỷ đô la Mỹ kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam thì có tới hơn 60% đến từ các doanh nghiệp FDI. Điều này cho thấy, các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đang gặp rất nhiều khó khăn, phải đối mặt với việc cạnh tranh gay gắt ở thị trường nội địa và xuất khẩu. Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp cần phải tìm các công cụ, cách thức để nâng cao năng lực cạnh tranh cho chính doanh nghiệp mình. Trong số các biện pháp đó, với những tính chất đặc biệt của mình, thương mại điện tử và công nghệ thông tin (TMĐT và CNTT) đang được xem như là những công cụ rất hiệu quả để doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh.
Hàng năm, Cục TMĐT và CNTT đều tiến hành khảo sát về mức độ ứng dụng TMĐT của các doanh nghiệp. Kết quả điều tra khảo sát năm 2012 (được công bố vào tháng 4 vừa qua) được tiến hành với hơn 3.000 doanh nghiệp thuộc mọi ngành nghề, quy mô và khu vực địa lý trên cả nước (trong đó có tới 90% là doanh nghiệp vừa và nhỏ). Kết quả cho thấy: toàn bộ các doanh nghiệp tham gia khảo sát có trang bị máy tính và 99% đã có kết nối Internet. Tỉ lệ doanh nghiệp sử dụng email cho mục đích kinh doanh năm 2012 tăng mạnh so với các năm trước, đạt 97%, trong khi năm trước đó chỉ đạt 83%. Tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có đến hơn 50% sử dụng email trong công việc, cao hơn so với các doanh nghiệp lớn. Năm 2012, tỉ lệ doanh nghiệp có cán bộ chuyên trách về TMĐT cao hơn những năm trước, đạt 51%. Trong khi năm 2011 chỉ đạt 23%, 2010 – 20%. Tuy nhiên mới có khoảng 42% doanh nghiệp có website, tăng 12% so với năm 2011. Các thành phố lớn vẫn là nơi tập trung tỉ lệ doanh nghiệp có website cao nhất, lần lượt là Hà Nội (69%), TP.HCM (56%), Hải Phòng (37%), Đà Nẵng (36%) và Cần Thơ (32%). Kết quả khảo sát cũng cho thấy lượng nhận đặt hàng và đặt hàng qua phương tiện điện tử của doanh nghiệp trong năm 2012 tăng lên đáng kể so với những năm trước đó. Tỉ lệ này tương ứng 29% và 33%, trong khi năm 2011 thì tỉ lệ này chỉ ở mức 11% và 10%. Bên cạnh đó, xu hướng đầu tư của các doanh nghiệp đối với CNTT và TMĐT năm 2012 có sự khác biệt so với các năm trước. Tỉ lệ các chi phí đào tạo và chi phí khác tăng 18% và 15%, cao hơn các tỉ lệ tương ứng của năm 2011 (8% và 9%).
Việt Nam là quốc gia có tốc độ phát triển người dùng Internet thuộc hàng cao nhất trong khu vực Đông Nam Á
- Nguồn Comscore -Trong khi việc ứng dụng CNTT, TMĐT ở doanh nghiệp Việt Nam để nâng cao năng lực cạnh tranh còn khiêm tốn thì doanh nghiệp các nước trong khu vực và trên thế giới ý thức về việc này rất nghiêm túc. Họ coi CNTT, TMĐT là công cụ quan trọng, thậm chí là nền tảng để cạnh tranh.
Do đó doanh nghiệp Việt cần nhanh chóng nhìn nhận đây là công cụ để thu hẹp khoảng cách về quy mô và trình độ. Doanh nghiệp cần phải nắm được xu hướng, xu thế rõ ràng của TMĐT và CNTT để xây dựng và điều chỉnh lại kế hoạch, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Mặt khác, doanh nghiệp cần phải tính toán và có kế hoạch riêng cho mình, tránh dập khuôn.
Doanh nghiệp cần đẩy mạnh việc tự nắm bắt, tự nghiên cứu hoặc nhờ tư vấn cụ thể, cần chủ động và tranh thủ tận dụng những hỗ trợ từ bên ngoài như các chính sách, chương trình của nhà nước, hiệp hội ngành nghề…
Trong những năm gần đây, Cục TMĐT và CNTT đẩy mạnh triển khai nhiều hoạt động mang tính thúc đẩy, hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng TMĐT. Hàng năm, Cục tổ chức hàng chục lớp đào tạo tại hầu hết các tỉnh thành phố để tuyên truyền phổ biến, nâng cao nhận thức của doanh nghiệp ứng dụng TMĐT.
Cục cũng đã xây dựng và triển khai các chương trình cụ thể hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ như Chương trìnhMỗi doanh nghiệp một website tại địa chỉ ekip.vn. Chương trình này giúp doanh nghiệp trong thời gian cực ngắn, không cần phải lo đến vấn đề kỹ thuật, có thể có ngay một website TMĐT để giới thiệu sản phẩm, bán hàng trực tuyến. Chương trình miễn phí trong một thời gian cho doanh nghiệp dùng thử sau đó mới thu một khoản phí nhỏ. Trước đây, Cục hỗ trợ doanh nghiệp toàn bộ nhưng qua một số chương trình thì thấy hiệu quả của cách thức hỗ trợ này không cao. Các chương trình hỗ trợ gần đây thường có nguyên tắc chỉ hỗ trợ một phần, phần còn lại doanh nghiệp phải lo để họ làm nghiêm túc và có ý thức trong việc này.
Năm nay, Bộ Công Thương cũng được giao nhiệm vụ xây dựng một Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chương trình phát triển TMĐT quốc gia. Hy vọng với Quyết định này, hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng TMĐT sẽ được triển khai mạnh mẽ và sâu rộng hơn nữa, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp cũng như xu thế ứng dụng TMĐT đang rất phổ biến hiện nay./.
Nguồn: Vecita
-
Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn làm việc với Bộ Công Thương20/09/2024Ngày 17 tháng 9, tại trụ sở Bộ Công Thương, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có buổi làm việc với Bộ Công Thương về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao trong 8 tháng năm 2024, những khó khăn vướng mắc và giải pháp thúc đẩy trong thời gian tới.
-
Xin Chào Hà Nội: Tăng trưởng kinh doanh toàn cầu với Thương mại điện tử và Giải pháp số30/08/2024“Xin Chào Hà Nội: Tăng trưởng kinh doanh toàn cầu với Thương mại điện tử và Giải pháp số” là chương trình được thiết kế trong một ngày, nhằm hỗ trợ Doanh nghiệp tận dụng thế mạnh của thương mại điện tử xuyên biên giới và các giải pháp kỹ thuật số để phát triển kinh doanh một cách bền vững.
-
Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt, thực hiện hiệu quả chuyển đổi số và Đề án 0611/07/2024Ngày mùng 10 tháng 7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số chủ trì Phiên họp lần thứ 9 của Ủy ban và Tổ công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ, Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2024 về chuyển đổi số quốc gia và Đề án 06 của Chính phủ. Cùng dự có Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang - Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban. Phiên họp và Hội nghị được truyền trực tuyến tới các bộ, ngành, 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
-
Chỉ còn 12% người tiêu dùng xem thanh toán không tiền mặt là trở ngại nhỏ17/06/2024Chỉ còn 12% người tiêu dùng xem thanh toán không tiền mặt là trở ngại nhỏ, chứng tỏ hạ tầng thanh toán không tiền mặt luôn sẵn sàng, thuận tiện với người dùng.
-
Tập trung thực hiện 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp để đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển thương mại điện tử11/06/2024Kết luận Hội nghị sáng 10 tháng 6, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các cấp, các ngành, nhất là bộ trưởng, trưởng ngành, thủ trưởng các cơ quan, chủ tịch UBND các địa phương tập trung thực hiện 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp để đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển thương mại điện tử, mang lại lợi ích cụ thể, thiết thực cho người dân và doanh nghiệp.