-
Cảnh giác chiêu trò lừa bán khẩu trang trên các trang mạng xã hội18/02/2020Vừa qua, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số nhận được thông tin phản ánh của cơ quan báo chí truyền thông về việc một số đối tượng lợi dụng tâm lý lo sợ trước sự lây lan của virus Corona, các đối tượng lừa đảo đã sử dụng chiêu bài bán khẩu trang để lừa đảo người dùng. Thủ đoạn của đối tượng như sau:
1- Thiết lập các fanpage trên facebook và rao bán các mặt hàng khẩu trang phòng dịch (Mặt hàng bị nhắm tới nhiều nhất là khẩu trang 3M giá rẻ). Các trang này thường là lập mới sau thời điểm dịch Corona bùng phát.
2- Khi người dùng đặt mua khẩu trang từ fanpage này, người dùng được bên bán hàng yêu cầu chuyển khoản trước tiền hàng. Nếu người mua không đồng ý chuyển khoản trước, cửa hàng sẽ chấp nhận việc gửi hàng bằng hình thức COD (thu tiền hộ) tuy nhiên người bán không cho kiểm hàng trước khi trả tiền và không cho mở hàng kiểm tra khi nhận.
3- Sau khi nhận được tiền thanh toán trước, các đối tượng sẽ giao hàng qua các công ty chuyển phát hoặc thuê xe ôm để giao hàng. Tuy nhiên, khi người dùng nhận được hàng thì không đúng, không đủ như đã đặt hàng.
Ví dụ trường hợp theo như phản ánh trên VietnamNet ((https://vietnamnet.vn/vn/cong-nghe/tin-cong-nghe/canh-giac-chieu-tro-lua-ban-khau-trang-tren-facebook-614304.html), thay vì một hộp bao gồm 30 chiếc khẩu trang 3M như thông tin rao bán, thứ mà người dùng nhận được là một vài chiếc khẩu trang vải. Đặc biệt hơn, một vài trường hợp nhận lá cây thay vì khẩu trang, một số khác thậm chí còn nhận được những chiếc khẩu trang cáu bẩn vì đã qua sử dụng.
(Ảnh: VietNamNet)
4- Sau khi người mua hàng đòi trả lại hàng và hoàn tiền thì đối tượng sẽ chặn facebook, số điện thoại, v.v... hoặc không trả lời người mua.
Trước tình hình trên, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cảnh báo người tiêu dùng nên thận trọng, tìm hiểu kỹ về người bán, sản phẩm và những phản ánh của người tiêu dùng khác nếu có để tránh bị lừa như trên.
Nguồn: IDEA
-
Thu hồi sản phẩm “Diệp Bảo - Kem trẻ em” do vi phạm quy định về quản lý mỹ phẩm do chứa hàm lượng chì cao03/03/2023Vừa qua, Cục Thương mại điện tử và kinh tế số nhận được Công văn số 1488/QLD-MP của Cục Quản lý Dược về việc thi hồi sản phẩm "Diệp Bảo - Kem trẻ em" do vi phạm quy định về quản lý mỹ phẩm. Cục TMĐT và KTS thông báo như sau:
-
Cảnh báo các thủ đoạn chiếm đoạt tài sản qua các Sàn TMĐT05/07/2022Thời gian vừa qua, do diễn biến của tình hình dịch bệnh Covid-19 ngày càng phức tạp, tình trạng các đối tượng lợi dụng không gian mạng để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật thông qua các Sàn TMĐT đang diễn ra phổ biến. Điều này tác động và ảnh hưởng xấu đến lòng tin của người tiêu dùng đối với hoạt động TMĐT. Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) phối hợp với PA05 (Công An Thành phố Hà Nội) cảnh báo một số thủ đoạn chiếm đoạt tài sản qua các Sàn TMĐT như sau:
-
Bộ Công Thương khuyến cáo người tiêu dùng về một số sản phẩm kẹo Socola nhãn hiệu Kinder có khả năng bị nhiễm khuẩn Samonella spp15/04/2022Theo cảnh báo từ một số cơ quan quản lý an toàn thực phẩm quốc tế và của Công ty Ferrero (Italia), một số sản phẩm socola nhãn hiệu Kinder của Công ty Ferrero sản xuất tại Bỉ có khả năng bị nhiễm khuẩn Samonella spp. Nhà chức trách Bỉ đã yêu cầu Ferrero thu hồi toàn bộ các sản phẩm thuộc thương hiệu Kinder của tập đoàn này nhằm đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.
-
Cảnh báo thuốc giả Actemra® 400 mg/20 mL, số lô B2101B32, chưa đăng ký lưu hành tại Việt Nam01/04/2022Vừa qua, Cục Thương mại điện tử và kinh tế số nhận được Công văn số 2066/QLD-CL của Cục Quản lý Dược về việc phát hiện mẫu sản phẩm nghi ngờ là thuốc giả, trên nhãn ghi: Actemra® 400 mg/20 mL, số lô B2101B32 tại văn thư số RA/01/03/2022 đề ngày 03/3/2022 và số RA/04/03/2022 đề ngày 10/3/2022 của Văn phòng đại diện Công ty F. Hoffmann-La Roche Ltd Thụy Sĩ tại TP Hà Nội. Cục TMĐT và KTS thông báo như sau:
-
Khuyến cáo về việc mua và sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên mạng07/01/2022Hiện nay, việc quảng cáo, bán thực phẩm bảo vệ sức khỏe qua một số trang thương mại điện tử và mạng xã hội giao bán, gọi điện thoại cho người tiêu dùng rất phổ biến. Tuy nhiên một số tổ chức, cá nhân lợi dụng hình thức bán hàng này để tư vấn thổi phồng công dụng sản phẩm sai quy định của pháp luật.