-
Bộ Công Thương khuyến nghị người dân KHÔNG tham gia vào mạng huy động vốn đa cấp25/06/2020Gần đây, trên mạng xã hội như Facebook, Zalo tràn ngập các lời quảng cáo mời gọi tham gia các dự án đầu tư theo kiểu đa cấp, mang nhiều cái tên như “kinh doanh hệ thống”, “kinh doanh mạng”, “kinh doanh thời đại 4.0”…Các đối tượng sẽ nhắm tới là những người đang ham muốn làm giàu nhanh chóng, những người chưa có việc làm, mong muốn khởi nghiệp, v.v...
Những mô hình, dự án này được lan truyền rất nhanh trên các trang thông tin điện tử, youtube và mạng xã hội (Facebook, Zalo, Viber, TelegramX…) với lời quảng cáo như “sân chơi” của các “bạn trẻ khởi nghiệp”; những “doanh nhân” muốn kết nối toàn cầu; giao dịch và chia sẻ cơ hội đầu tư các loại tiền điện tử thông qua các ứng dụng Internet như sàn giao dịch thương mại điện tử, mạng xã hội phân quyền, hệ sinh thái số, mô hình tiếp thị liên kết...
Điểm chung của các dự án đa cấp này là thường nhắm vào các đối tượng trẻ như sinh viên đang có nhu cầu tìm việc làm thêm, mong muốn khởi nghiệp. Các dự án, mô hình hoạt động này thường được giới thiệu có quy mô mang tầm quốc tế, “sứ mệnh thời đại 4.0”, lấy lợi ích cộng đồng làm động lực phát triển.
Những dự án đa cấp này thường quảng cáo với hoa hồng, thu nhập rất cao. Lời lẽ quảng cáo cho các dự án, mô hình này thường thi nhau “nổ”, “chém gió” rằng chủ đầu tư dự án hiện nay là những người đi tiên phong, làm cách mạng trong thời đại mới để lôi kéo, thúc giục nhà đầu tư bỏ tiền tham gia phát triển dự án.
Đáng lưu ý, khoản tiền đầu tư của người tham gia dự án không hề được ghi nhận trên bất kỳ tài liệu chính thức nào, mà chỉ được ghi nhận thông qua tài khoản của người tham gia, hiển thị trên giao diện website. Hệ thống máy chủ lưu giữ dữ liệu thường được đặt tại nước ngoài. Chủ đầu tư không hiện diện tại Việt Nam hoặc có tư cách pháp nhân theo quy định của Việt Nam.
Các mô hình hoạt động của các dự án như nêu trên có dấu hiệu hoạt động đầu tư theo mô hình kim tự tháp và là hành vi bị cấm theo quy định hiện hành.
Do đó, để tránh rủi ro về vật chất và pháp lý, Bộ Công Thương cảnh báo người dân không tham gia đầu tư, phát triển hệ thống kinh doanh vào các dự án như vậy.
Nguồn: Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số
-
Yêu cầu gỡ bỏ các thiết bị kích sóng điện thoại di động không có chứng nhận hợp quy và CBHQ02/11/2023Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số nhận được công văn số 1931⁄CTS-TTra của Cục Tần số vô tuyến điện - Bộ Thông tin và Truyền thông phản ánh về việc một số website⁄ứng dụng đăng bán thiết bị kích sóng điện thoại di động không có chứng nhận hợp quy (CNHQ) và công bố hợp quy (CBHQ) trên các website TMĐT bán hàng, các sàn thương mại điện tử. Cụ thể như sau:
-
Cảnh báo giả mạo Bộ Công Thương về việc Phê duyệt dự án tham gia nhận quà online30/10/2023Bộ Công Thương (Cục TMĐT và KTS) vừa nhận được phản ánh của cơ quan báo chí, truyền thông về việc một số đối tượng trên mạng xã hội đăng tải văn bản giả mạo Quyết định của Bộ Công Thương về việc “Phê duyệt dự án tham gia nhận quà online”
-
Khuyến cáo người dân cảnh giác với các thông tin sử dụng logo, tên của Cục Thương mại điện tử & Kinh tế số và Amazon Global Selling Việt Nam để lừa đảo28/09/2023Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số khuyến cáo doanh nghiệp và người dân trong mọi tình huống nên thận trọng kiểm tra, xác minh thông tin trước khi thực hiện thực hiện các giao dịch chuyển tiền.
-
Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo mới về "Tuyển mẫu nhí chụp ảnh làm đại diện thương hiệu"17/07/2023Gần đây một số đối tượng sử dụng hình thức tuyển cộng tác viên qua các website và sàn thương mại điện tử (TMĐT) lớn trong nước để lôi kéo người dân tham gia thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
-
Khuyến cáo khi mua các mặt hàng đồ chơi có hại tới giáo dục nhân cách, sức khỏe hoặc tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên mạng20/06/2023Hiện nay, trên các website, ứng dụng thương mại điện tử và các mạng xã hội, sản phẩm đồ chơi trẻ em khá phong phú, đa dạng về mẫu mã, chủng loại và giá thành.