• Thanh toán không tiền mặt tiếp tục tăng mạnh
    07/05/2021
    Thanh toán không dùng tiền mặt đang tăng trưởng đáng kể qua tần suất sử dụng ví điện tử, thanh toán không tiếp xúc và mã QR.

    "Khảo sát thái độ thanh toán của người tiêu dùng" do Visa vừa công bố cho biết, mức độ thanh toán không dùng tiền mặt của người Việt Nam tăng cao trong năm vừa qua. Cụ thể, thanh toán qua mã QR đã tăng vọt, đặc biệt trong các giao dịch hàng ngày như thanh toán hóa đơn (71%), mua sắm trong lĩnh vực bán lẻ (58%) và tại siêu thị (57%).

    Cùng với đó, thanh toán thẻ không tiếp xúc được dùng nhiều nhất trong danh mục thực phẩm và ăn uống, với 67% người tiêu dùng tăng cường sử dụng phương thức này trong năm 2020.

    Giai đoạn đầu năm nay, thanh toán không tiền mặt vẫn tiếp tục tăng cao. Theo số liệu từ mạng lưới VisaNet, tổng giá trị giao dịch của người tiêu dùng Việt Nam trên thẻ tín dụng và ghi nợ Visa tăng 34% trong quý I/2021 so với cùng kỳ năm ngoái. Tỷ lệ giao dịch không tiếp xúc trên tổng số giao dịch trực tiếp của thẻ Visa tăng 230% so với cùng kỳ. Tỷ lệ tăng trưởng hằng năm của tổng giá trị giao dịch thương mại điện tử trong giai đoạn quý I/2021 tăng 5,5 lần so với quý IV/2020.

    Thanh toán không tiếp xúc ngày càng phổ biến trong bối cảnh đại dịch. Ảnh: Visa.

    Bà Đặng Tuyết Dung, Giám đốc Visa tại Việt Nam và Lào cho rằng, kể từ khi đại dịch bùng phát, thói quen mua sắm và thanh toán của người tiêu dùng Việt Nam đã thay đổi đáng kể. "Nhiều người lần đầu tiên sử dụng thanh toán không tiếp xúc và ngày càng nhiều công ty chuyển dịch sang nền tảng kỹ thuật số và các xu hướng này sẽ còn được duy trì", bà Dung dự báo.

    Sự an toàn và tiện lợi là yếu tố thúc đẩy quá trình chuyển đổi từ tiền mặt sang các hình thức thanh toán số, với 58% người được khảo sát nói rằng sự an toàn của thanh toán kỹ thuật số so với tiền mặt là lý do chính của sự thay đổi này, và hơn một nửa (56%) cho rằng thanh toán số ít rắc rối hơn.

    Trước đại dịch, người Việt Nam dành 3,1 giờ trực tuyến mỗi ngày, nhưng trong thời gian giãn cách xã hội, con số đó đã tăng vọt lên 4,2 giờ một ngày vào lúc cao điểm, theo báo cáo e-Conomy SEA 2020 của Google.

    Số liệu thống kê từ khảo sát của Visa cũng thể hiện xu hướng này. Theo đó, 85% người tiêu dùng đang sử dụng các ứng dụng thương mại điện tử trên điện thoại thông minh để mua sắm hàng hóa và dịch vụ ít nhất một lần một tuần và 44% người tiêu dùng lần đầu tiên mua sắm qua các kênh mạng xã hội kể từ khi đại dịch lan rộng.

    "Việc người tiêu dùng Việt Nam nhanh chóng đón nhận những công nghệ mới nhất sẽ tạo tiền đề cho nền kinh tế số phát triển mạnh mẽ", bà Dung nói thêm.


    Nguồn: Tổng hợp
Tin mới
  • Thương mại điện tử: Cánh cửa cho doanh nghiệp miền Trung hội nhập
    24/06/2025
    Sự kiện “Sản phẩm miền Trung vươn xa cùng thương mại điện tử” là một trong những hoạt động trọng điểm trong Chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021-2025, hướng đến mục tiêu tăng cường liên kết vùng thông qua thương mại điện tử, giúp các địa phương tận dụng công nghệ số để quảng bá thương hiệu sản phẩm, rút ngắn chuỗi phân phối, tiếp cận người tiêu dùng toàn quốc và từng bước khai phá thị trường quốc tế.
  • 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
    26/12/2024
    Năm 2024, vượt qua nhiều khó khăn thách thức, kinh tế xã hội đất nước đã có bước phát triển tích cực với nhiều điểm sáng; hoàn thành toàn bộ 15⁄15 chỉ tiêu đề ra, tăng trưởng GDP hơn 7%, tạo đà, tạo lực, tạo khí thế, tạo niềm tin mới cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta. Trong thành tích chung đó, ngành Công Thương đã dồn sức, đồng lòng, chủ động, sáng tạo, đột phá để đóng góp chủ lực vào bức tranh tăng trưởng kinh tế với nhiều kết quả ngoạn mục.
  • Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn làm việc với Bộ Công Thương
    20/09/2024
    Ngày 17 tháng 9, tại trụ sở Bộ Công Thương, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có buổi làm việc với Bộ Công Thương về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao trong 8 tháng năm 2024, những khó khăn vướng mắc và giải pháp thúc đẩy trong thời gian tới.
  • Xin Chào Hà Nội: Tăng trưởng kinh doanh toàn cầu với Thương mại điện tử và Giải pháp số
    30/08/2024
    “Xin Chào Hà Nội: Tăng trưởng kinh doanh toàn cầu với Thương mại điện tử và Giải pháp số” là chương trình được thiết kế trong một ngày, nhằm hỗ trợ Doanh nghiệp tận dụng thế mạnh của thương mại điện tử xuyên biên giới và các giải pháp kỹ thuật số để phát triển kinh doanh một cách bền vững.​
  • Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt, thực hiện hiệu quả chuyển đổi số và Đề án 06
    11/07/2024
    Ngày mùng 10 tháng 7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số chủ trì Phiên họp lần thứ 9 của Ủy ban và Tổ công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ, Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2024 về chuyển đổi số quốc gia và Đề án 06 của Chính phủ. Cùng dự có Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang - Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban. Phiên họp và Hội nghị được truyền trực tuyến tới các bộ, ngành, 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Tin tức
TRA CỨU
WEBSITE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ĐÃ ĐĂNG KÝ/THÔNG BÁO VỚI BỘ CÔNG THƯƠNG
LIÊN KẾT