-
Tiền chuyển nhầm vào tài khoản: trả sao cho hợp tình, hợp lý, hợp pháp04/05/2021Bỗng nhiên một ngày đẹp trời, bạn nhận được một khoản tiền chuyển không rõ lý do vào tài khoản. Bạn cần ứng xử sao cho hợp pháp, hợp tình, tránh những rắc rối không đáng có?
Sau đây sẽ là một vài gợi ý cho bạn!
Tiền chuyển dưới dạng này rất dễ truy được nguồn gốc, nó khác với việc bạn nhặt được tiền bị đánh rơi. Do vậy bạn không thể chối bỏ được việc tài khoản của bạn đã nhận có số tiền đó. Tuy nhiên trước khi trả lại tiền bạn cần xác định rằng:
Thứ nhất, đây có phải là số tiền chuyển nhầm hay không?
Luật sư Quách Thành Lực (Giám đốc Công ty Luật TNHH LSX) cho biết, việc nhận được tiền từ người không quen biết, không có lý do để nhận tiền thì có thể xác định người lạ đó đã chuyển nhầm tiền cho bạn. Khi bạn biết đây là số tiền chuyển nhầm nếu bạn chiếm hữu số tiền đó thì được xác định là hành vi chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật. Khi bạn đã chiếm hữu không có căn cứ pháp luật thì bạn có nghĩa vụ phải hoàn trả lại cho chủ sở hữu.
Khoản 1 điều 579 Bộ luật dân sự năm 2015 về Nghĩa vụ hoàn trả. "Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản của người khác mà không có căn cứ pháp luật thì phải hoàn trả cho chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản đó; nếu không tìm được chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản thì phải giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại Điều 236 của Bộ luật này".
Thứ hai, bạn có khả năng có quyền sở hữu hợp pháp số tiền này không?
Nếu bạn không biết có số tiền đó hoặc có căn cứ để tin rằng mình có quyền với số tiền được chuyển vào tài khoản thì bạn có khả năng trở thành chủ sở hữu hợp pháp số tiền đó. Điều này thường xảy ra với người có nhiều giao dịch qua tài khoản ngân hàng như người bán hàng online, người giao dịch tiền tệ thường xuyên bằng Internet Banking.
Khi này bạn được xác định là người chiếm hữu ngay tình theo điều 180 Bộ luật dân sự năm 2015. "Chiếm hữu ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu có căn cứ để tin rằng mình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu".
Thêm nữa, nếu không có ai yêu cầu bạn hoàn trả thì theo thời gian bạn hoàn toàn có quyền sở hữu số tiền đó với căn cứ pháp luật điều 236 Bộ luật dân sự năm 2015 xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu do chiếm hữu, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.
"Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản".
Thứ ba, trả làm sao cho hợp tình, hợp lý, hợp pháp?
Gần đây có xuất hiện thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng cách cố ý chuyển nhầm tiền. Phương thức như sau:
Bạn nhận được tiền từ một người A. Bạn xác định rằng đây là số tiền chuyển nhầm vào tài khoản của mình. Bạn có ý thức trả lại. Một người nào đó gọi điện cho bạn tự xưng là người chuyển tiền nhầm và đề nghị bạn chuyển số tiền này đến một tài khoản chỉ định. Chính vì vậy cách tốt nhất để chuyển trả tiền là bạn liên hệ trực tiếp với Ngân hàng bạn mở thẻ để họ cắt chuyển trả số tiền từ tài khoản của bạn đến tài khoản đã chuyển nhầm.
Bạn ngay thẳng, trung thực những cũng cần nắm vững những hiểu biết trên đây để tránh những rắc rối không đáng có.
Nguồn: Tổng hợp
-
An toàn, bảo mật thông tin trong quá trình chuyển đổi số ngành Công Thương28/12/2024Trong khuôn khổ Hội thảo "Đẩy mạnh chuyển đổi số trong một số lĩnh vực thuộc phạm vi của ngành Công Thương phục vụ công tác quản lý nhà nước" diễn ra ngày 26-27 tháng 12 tại Hà Nội, vấn đề an toàn, bảo mật thông tin trong quá trình chuyển đổi số được nhấn mạnh là một trong những yếu tố quan trọng nhằm đảm bảo sự thành công và bền vững của công cuộc số hóa.
-
Phát triển hạ tầng số cho ngành Công Thương: Cơ hội và Thách thức27/12/2024Trong khuôn khổ Hội thảo "Đẩy mạnh chuyển đổi số trong một số lĩnh vực thuộc phạm vi của ngành Công Thương phục vụ công tác quản lý nhà nước", vấn đề phát triển hạ tầng số cho ngành Công Thương được đánh giá là một trong những yếu tố then chốt, tạo nền tảng vững chắc cho quá trình chuyển đổi số. Đây không chỉ là yêu cầu cấp thiết để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước mà còn là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
-
Chuyển đổi số trong quản lý chuỗi cung ứng và logistic ngành Công Thương24/12/2024Trong khuôn khổ Hội thảo "Đẩy mạnh chuyển đổi số trong một số lĩnh vực thuộc phạm vi của ngành Công Thương phục vụ công tác quản lý nhà nước", các chuyên gia và đại diện cơ quan quản lý đã thảo luận về vấn đề chuyển đổi số trong quản lý chuỗi cung ứng và logistics. Đây là một trong những nội dung trọng tâm nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, tăng cường tính minh bạch và cải thiện năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
-
Các chính sách và định hướng chuyển đổi số trong ngành Công Thương23/12/2024Sắp tới, trong khuôn khổ Hội thảo "Đẩy mạnh chuyển đổi số trong một số lĩnh vực thuộc phạm vi của ngành Công Thương phục vụ công tác quản lý nhà nước", các chuyên gia và đại diện cơ quan quản lý sẽ cùng thảo luận về các chính sách và định hướng chiến lược nhằm thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành Công Thương. Đây là một nội dung quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình số hóa hoạt động sản xuất - kinh doanh.
-
Rủi ro pháp lý đối với hợp đồng điện tử không an toàn: Kỳ 2 - Ký lùi ngày khi không có dấu thời gian09/10/2024Để tiếp nối nội dung về rủi ro chữ ký số giả mạo trong kỳ trước, bài viết lần này sẽ khai thác một vấn đề khác đầy thách thức trong việc đảm bảo tính pháp lý của hợp đồng điện tử: hành vi ký lùi ngày khi không có dấu thời gian. Dù có vẻ đơn giản, nhưng hành vi này tiềm ẩn nhiều hệ lụy pháp lý nghiêm trọng, đặc biệt trong bối cảnh hợp đồng điện tử ngày càng trở thành công cụ giao dịch quan trọng và phổ biến trên thị trường hiện nay.