• Thương mại điện tử bùng nổ tại Đông Nam Á
    31/12/2021
    Các nghiên cứu gần đây đều chỉ ra rằng, Đông Nam Á là khu vực dẫn đầu về chuyển đổi kỹ thuật số ở châu Á - Thái Bình Dương.

    Số lượng người sử dụng Internet đã tăng nhanh do mọi người ở nhà nhiều hơn trong đại dịch. Các biện pháp giãn cách xã hội và diễn biến phức tạp của COVID-19 đã gây ra khủng hoảng tồi tệ với các ngành kinh doanh dịch vụ nhưng lại mang đến cơ hội vàng cho ngành thương mại điện tử của khu vực.

    Anh Anurak Saruethai thường mặc đồng phục đầu bếp và mũ đỏ đặc trưng nói chuyện với hàng nghìn người xem và cũng là khách hàng tiềm năng thông qua các buổi phát trực tiếp trên Facebook. Những video trực tuyến của Anurak đã trở nên phổ biến rộng rãi khắp Thái Lan nhờ tính hài hước và khả năng tương tác tốt của anh.

    Thương mại điện tử bùng nổ tại Đông Nam Á - Ảnh 1.

    Anh Anurak Saruethai - người bán hải sản khô trực tuyến tại Thái Lan

    Có những thời điểm, anh Anurak có thể kiếm tới 32.000 USD (khoảng hơn 740 triệu đồng) chỉ trong vài tiếng bán hàng.

    "Thị trường trực tuyến mang đến cho mọi người cơ hội kiếm tiền nếu họ biết cách làm. Tôi kiếm được rất nhiều tiền chỉ trong vòng vài ngày. Có thể tôi là người may mắn vì kiếm tiền từ nền tảng này nhanh như thế này. Tôi đã trao đổi với khách hàng giống như một ngư dân am hiểu về các sản phẩm hải sản. Tôi đã giải thích cho người mua khi nào là mùa tốt nhất để đánh bắt hải sản và phần nào là ngon nhất để ăn" - anh Anurak Saruethai, người bán hải sản khô, chia sẻ.

    Thái Lan có thị trường thương mại điện tử phát triển khá sớm, tăng trưởng nhanh trong những năm gần đây. Đại dịch COVID-19 mặc dù làm chững lại đà tăng trưởng nhưng đã nhanh chóng phục hồi trở lại khi nền kinh tế tái mở cửa.

    Cơ quan Phát triển giao dịch điện tử (ETDA) cho biết, giá trị thương mại điện tử của Thái Lan là 3.700 tỷ Baht (khoảng 111 tỷ USD) trong năm 2020, dự báo sẽ tăng lên 4.000 tỷ Baht (khoảng 120 tỷ USD) trong năm nay. Tăng trưởng này chủ yếu được thúc đẩy bởi các mô hình giao dịch thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng sau đại dịch COVID-19.

    Tại Việt Nam, nhiều sàn thương mại điện tử đã và đang tung ra hàng loạt các chiến dịch khuyến mãi cùng với các hoạt động tương tác dành cho khách hàng nhằm tận dụng thời gian mở cửa trở lại sau những tháng giãn cách vì dịch bệnh.

    "Tôi là người rất thích mua hàng online. Trên các sàn thương mại điện tử mình mong chờ những ngày này, chỉ cần ngồi một chỗ và một vài thao tác là có thể mua được rất nhiều các món hàng và mình có thể so sánh được shop nọ với shop kia" - chị Nguyễn Thùy Trang chia sẻ.

    Thương mại điện tử bùng nổ tại Đông Nam Á - Ảnh 2.

    Chị Nguyễn Thùy Trang - một người rất thích mua hàng trực tuyến tại Việt Nam

    Thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam đang có tốc độ phát triển nhanh nhất trong khu vực. Tại Việt Nam, cứ 10 người tiêu dùng sẽ có 7 người truy cập kỹ thuật số. Việt Nam dự kiến sẽ có 53 triệu người tiêu dùng kỹ thuật số vào cuối năm 2021. Báo cáo Kinh tế số Đông Nam Á 2021 vừa được công bố cũng dự báo nền kinh tế số của Việt Nam sẽ tăng 31%, đạt giá trị 21 tỷ USD trong năm nay nhờ hoạt động thương mại điện tử tăng trưởng 53% so với cùng kỳ năm ngoái.

    Theo một nghiên cứu do Google, tập đoàn Temasek của Singapore và hãng tư vấn Bain của Mỹ, công bố vào tháng 11 vừa qua, khu vực Đông Nam Á đã có thêm khoảng 60 - 70 triệu người dùng Internet mới kể từ khi bắt đầu đại dịch COVID-19, nâng tổng số người dùng Internet lên 440 triệu và đang trở thành một trong những thị trường Internet phát triển nhanh nhất thế giới. Báo cáo cũng chỉ ra rằng, tổng giá trị hàng hóa từ thương mại điện tử dự báo đạt khoảng 174 tỷ USD vào cuối năm 2021, sẽ tăng lên 360 tỷ USD vào năm 2025.


    Nguồn: Tổng hợp
Tin mới
  • An toàn, bảo mật thông tin trong quá trình chuyển đổi số ngành Công Thương
    28/12/2024
    Trong khuôn khổ Hội thảo "Đẩy mạnh chuyển đổi số trong một số lĩnh vực thuộc phạm vi của ngành Công Thương phục vụ công tác quản lý nhà nước" diễn ra ngày 26-27 tháng 12 tại Hà Nội, vấn đề an toàn, bảo mật thông tin trong quá trình chuyển đổi số được nhấn mạnh là một trong những yếu tố quan trọng nhằm đảm bảo sự thành công và bền vững của công cuộc số hóa.
  • Phát triển hạ tầng số cho ngành Công Thương: Cơ hội và Thách thức
    27/12/2024
    Trong khuôn khổ Hội thảo "Đẩy mạnh chuyển đổi số trong một số lĩnh vực thuộc phạm vi của ngành Công Thương phục vụ công tác quản lý nhà nước", vấn đề phát triển hạ tầng số cho ngành Công Thương được đánh giá là một trong những yếu tố then chốt, tạo nền tảng vững chắc cho quá trình chuyển đổi số. Đây không chỉ là yêu cầu cấp thiết để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước mà còn là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
  • Chuyển đổi số trong quản lý chuỗi cung ứng và logistic ngành Công Thương
    24/12/2024
    Trong khuôn khổ Hội thảo "Đẩy mạnh chuyển đổi số trong một số lĩnh vực thuộc phạm vi của ngành Công Thương phục vụ công tác quản lý nhà nước", các chuyên gia và đại diện cơ quan quản lý đã thảo luận về vấn đề chuyển đổi số trong quản lý chuỗi cung ứng và logistics. Đây là một trong những nội dung trọng tâm nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, tăng cường tính minh bạch và cải thiện năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
  • Các chính sách và định hướng chuyển đổi số trong ngành Công Thương
    23/12/2024
    Sắp tới, trong khuôn khổ Hội thảo "Đẩy mạnh chuyển đổi số trong một số lĩnh vực thuộc phạm vi của ngành Công Thương phục vụ công tác quản lý nhà nước", các chuyên gia và đại diện cơ quan quản lý sẽ cùng thảo luận về các chính sách và định hướng chiến lược nhằm thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành Công Thương. Đây là một nội dung quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình số hóa hoạt động sản xuất - kinh doanh.
  • Rủi ro pháp lý đối với hợp đồng điện tử không an toàn: Kỳ 2 - Ký lùi ngày khi không có dấu thời gian
    09/10/2024
    Để tiếp nối nội dung về rủi ro chữ ký số giả mạo trong kỳ trước, bài viết lần này sẽ khai thác một vấn đề khác đầy thách thức trong việc đảm bảo tính pháp lý của hợp đồng điện tử: hành vi ký lùi ngày khi không có dấu thời gian. Dù có vẻ đơn giản, nhưng hành vi này tiềm ẩn nhiều hệ lụy pháp lý nghiêm trọng, đặc biệt trong bối cảnh hợp đồng điện tử ngày càng trở thành công cụ giao dịch quan trọng và phổ biến trên thị trường hiện nay.
Tin tức
TRA CỨU
WEBSITE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ĐÃ ĐĂNG KÝ/THÔNG BÁO VỚI BỘ CÔNG THƯƠNG
LIÊN KẾT